Kem chống nắng vật lý và hóa học là 2 loại kem chống nắng hiện nay được sử dụng nhiều nhất. Vậy, phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học như thế nào? Nên lưu ý gì khi sử dụng các loại kem chống nắng này?. Bài viết dưới đây của O’Muse sẽ giúp bạn hiểu hơn về 2 loại kem chống nắng này cũng như cách lựa chọn loại phù hợp với làn da của mình.
1. Kem chống nắng là gì?
Kem chống nắng là một trong những sản phẩm dưỡng da, thường có dạng xịt hoặc dạng gel có tác dụng chính là giúp hấp thụ/phản xạ tia UV – tia cực tím trong ánh nắng mặt trời tác động trực tiếp lên da.
Bạn nên sử dụng kem chống nắng hàng ngày để giúp làn da phòng tránh được những tác hại của ánh nắng mặt trời như tổn thương, cháy nắng, sậm da, hình thành các sắc tố Melanin khiến da không đều màu, da bị lão hóa sớm, mất sự đàn hồi, kho da, tàn da,… Đặc biệt hơn, dùng KCN có khả năng hạn chế ung thư da hiệu quả.
Có 2 chỉ số quan trọng trong kem chống nắng bạn sẽ cần phải quan tâm khi lựa chọn chính là SPF và PA. Trong đó:
- SPF (Sun Protection Factor): Biểu hiện khả năng chống tia UVB của kem chống nắng. SPF càng cao khả năng chống UVB càng tốt.
- PA (Protection Grade of UVA): Biểu hiện khả năng chống tia UVA. Hiện tại, các loại kem chống nắng trên thị trường có 3 mức độ chính là PA+, PA ++, PA+++.
2. Kem chống nắng vật lý và hóa học là gì?
2.1. Kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng vật lý có thành phần chính là zinc oxide và titanium dioxide, đây là loại kem chống nắng vô cơ. Thành phần chính của kem chống nắng vật lý là titanium dioxide, thành phần này sẽ tạo nên màu trắng của kem. Kem chống nắng vật lý sẽ phản xạ lại các tia UV.
2.2. Kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học thường có thành phần chính là avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,… đây là kem chống nắng hữu cơ. Khác với kem chống nắng vật lý, KCN hóa học sẽ hấp thụ và chuyển hóa tia cực tím UV thành những tia có năng lượng thấp hơn và an toàn cho da.
Kem chống nắng “5in1 Ultra Sunscreen SPF 50+ PA +++” với thành phần từ nguyên liệu thuần chay, khả năng chống nắng lên đến trên 95% các tia UVA, thời gian lọc tia cực tím lên đến 16h. Để được tư vấn về sản phẩm vui lòng để lại thông tin vào form đăng ký hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline 19003031.
2.3. Sự khác nhau của kem chống nắng vật lý và hóa học
Đặc điểm | Kem chống nắng vật lý | Kem chống nắng hóa học |
Tên gọi | Sunblock | Sunscreen |
Thành phần chính | Titanium dioxide, Zinc oxide,.. | Avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,… |
Cơ chế tác dụng | Phản xạ các tia UV, ngăn chặn các tia UV tác động lên da, bảo vệ làn da. | Là màng lọc, hấp thụ tia UV và chuyển tia UV thành các tia nhỏ hơn và an toàn cho làn da hơn. |
Ưu điểm | – Thường có tác dụng ngay sau khi sử dụng, không cần phải chờ một khoảng thời gian. – Có thể bảo vệ làn da khỏi các tia UVA, UVB. – Thường ít gây kích ứng cho làn da, có thể sử dụng cho những bạn có làn da nhạy cảm hoặc có các vấn đề như mụn, viêm. – Lớp kem chống nắng thường khá lâu, bền vững. | – Kết cấu mỏng, nhẹ hơn so với kem chống nắng vật lý. – Ít gây ra hiện tượng nhờn rít, bít lỗ chân lông. – Không để lại nhiều vệt kem thừa, bệt trắng trên da. – Dễ dàng thẩm thấu, không làm da bị bóng dầu. – Cùng 1 vùng da, có thể sử dụng KCN hóa học ít hơn so với KCN vật lý. – Dễ tiệp màu với da, có thể sử dụng thay cho các loại kem lót trang điểm. – Một số sản phẩm có thể bổ sung thêm các công thức điều trị cho làn da. – Một số loại có khả năng kháng nước. |
Nhược điểm | – Chất kem của KCN vật lý thường khá dày và đặc nên dễ gây bí da, làm tắc lỗ chân lông và dễ nổi mụn, đổ dầu làn da. – Dễ bị trôi nếu tiết nhiều mồ hôi. – Thường xuất hiện các vệt trắng khi sử dụng, khó tiệp với màu da. | – Thành phần có trong KCN hóa học có thể làm kích ứng làn da. – Kem nhanh hết tác dụng, không bền vững, thông thường cần bôi lại sau mỗi 2 tiếng. – Có thể làm mắt bị khó chịu, chảy nước mắt. – Dễ làm da bị nổi mụn, với những làn da nhạy cảm, da dầu. – Cần chờ ít nhất 20 phút để KCN hóa học phát huy tác dụng. |
3. Kem chống nắng vật lý và hóa học – Lưu ý khi sử dụng
3.1. Nên chọn loại kem phù hợp với làn da
Kem chống nắng vật lý và hóa học đều sẽ có những đặc điểm, ưu – nhược điểm khác nhau. Trên thực tế, sẽ tùy thuộc vào mục đích sử dụng, loại da của bạn mà lựa chọn sử dụng kem chống nắng vật lý hay hóa học. Cụ thể như sau:
- Nếu bạn có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng hoặc da đang gặp những tình trạng như đỏ, viêm, da khô hoặc làn da thường thì nên lựa chọn kem chống nắng vật lý.
- Nếu bạn có làn da dầu hoặc muốn sử dụng KCN như lớp kem nền mỏng, nên lựa chọn kem chống nắng hóa học bởi sẽ mỏng, nhẹ hơn với dàn da.
Hiện tại, trên thị trường cũng đang có một số loại kem chống nắng trộn lẫn giữa vật lý và hóa học. Loại kem này có thành phần chính là các chất hóa học, khoáng chất tự nhiên có khả năng bảo vệ được làn da, có thể phản xạ được tia UV. KCN vật lý lai hóa học giúp khắc phục được nhược điểm của 2 loại KCN.
3.2. Một số lưu ý khác khi sử dụng kem chống nắng vật lý và hóa học
Khi sử dụng kem chống nắng vật lý và hóa học, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để KCN phát huy được hiệu quả:
- Nên sử dụng kem chống nắng hàng ngày, kể cả khi không ra khỏi phòng, trời râm mát, trời mưa vì tia UV luôn có thể xuyên qua cửa kính, vải quần áo.
- Nên dùng KCN ở tất cả các vùng da, kể cả vùng da cổ, tai,… bởi đây là những vùng da dễ bị tổn thương bởi tia UV hơn so với những khu vực da khác.
- Chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF, PA phù hợp với làn da của mình cũng như điều kiện môi trường xung quanh. Ví dụ, đối với những làn da nhạy cảm, đang trong quá trình điều trị mụn, viêm, nên chọn sản phẩm có SPF dưới 30, đặc biệt nếu da có tình trạng tổn thương nặng hơn thì nên chọn dưới 15. Đối với những trường hợp này, bạn nên hỏi ý kiến của chuyên gia da liễu hoặc bác sĩ để được tư vấn loại kem chống nắng phù hợp.
- Nên dùng kem chống nắng như là bước cuối cùng của quá trình skin care, sau khi sử dụng dưỡng ẩm và trước khi trang điểm. Bạn nên dùng KCN sau khi sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm khoảng 10 – 15 phút.
- Nên dùng riêng kem chống nắng cho vùng mặt và body. Không nên sử dụng chung vì mỗi vùng da sẽ có những đặc tính khác nhau. Ví dụ kem chống nắng dành cho body thường sẽ có kết cấu sẽ dày hơn, nếu sử dụng cho da mặt thường sẽ gây dị ứng, bết dính hoặc có thể làm nổi mụn.
Lưu ý:
Khi bạn muốn lựa chọn loại KCN cho hoạt động bơi lội, bạn có thể cân nhắc một trong 2 loại kem chống nắng vật lý và hóa học tùy thuộc vào sở thích, tình trạng da, có tiếp xúc nhiều với nước không,…
Bạn có thể lựa chọn loại sản phẩm có thông tin “Water Resistant” hoặc “Waterproof” đều có khả năng chống thấm nước hiệu quả lên đến khoảng 1 giờ đồng hồ khi tiếp xúc với nước.
Ngoài ra, việc sử dụng kem chống nắng có thể sẽ không giúp bạn bảo vệ được làn da hoàn toàn. Vì vậy, bạn nên sử dụng thêm những phương pháp bảo vệ khác như áo chống nắng, kính râm,…
Tạm kết
Trên đây là bài viết “Kem chống nắng vật lý và hóa học – Lưu ý khi sử dụng”. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn được loại kem chống nắng phù hợp và biết cách sử dụng hiệu quả. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.